Cách chống thấm trần nhà bê tông nào là (TỐT NHẤT) trong năm 2018?

Cập nhật: 16/03/2018 11:20 - Lượt xem: 5349

Trần nhà bằng bê tông luôn là bề mặt phải chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất của yếu tố thời tiết, chính vì điều này khiến cho nó rất dễ bị nứt gãy dẫn tới tình trạng bị thấm, dột. Ở bài viết này, Toàn Phát sẽ chia sẻ đến các gia chủ những cách chống thấm trần nhà bê tông tốt nhất và phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. Nào, bắt đầu thôi.

TẠI SAO TRẦN BÊ TÔNG HAY BỊ THẤM DỘT?

Trước khi đi vào các phương pháp chống thấm, Toàn Phát muốn các bạn hiểu rõ về nguyên nhẫn dẫn tới hiện tượng trần nhà làm bằng chất liệu bê tông rất hay bị thấm.

Các công trình nhà ở dân dụng hay các chung cư, biệt thự ở Việt Nam thường sử dụng phương án đổ trần nhà bằng chất liệu bê tông bởi ưu điểm vượt trội của nó là sự chắc chắn, vững chai và tính thẩm mỹ cao.



>>> Xem thêm bài viết: ​Top 5 loại vật liệu làm trần nhà đẹp và phổ biến nhất hiện nay

Cách chống thấm trần nhà bê tông
Trần nhà bị thấm xuất hiện rêu mốc vô cùng khó chịu và mất thẩm mỹ

Tuy nhiên, thường sau một thời gian sử dụng trần sẽ rất nhanh chóng bị xuống cấp. Bằng mắt thường chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhất là bề mặt của trần xuất hiện những vết ố vàng, mốc đen, xanh xám trên trần, nứt, gãy bề mặt. Nguyên nhân dẫn tới những hiện tượng này được các chuyên gia giải thích như sau:

Thứ 1: Do sự chênh lệch của nhiệt độ môi trường


Hiện tượng này xuất hiện phổ biến nhất ở các tỉnh miền bắc của Việt Nam. Vào thời gian mùa hè, nhiệt độ thường lên rất cao khiến cho mái bê tông có xu hướng nở ra theo nguyên tắc vật lý. Tuy nhiên, vào thời điểm những ngày mùa đông đến, nhiệt độ của khu vực miền bắc rất lạnh và thường chỉ dao động trong khoảng 1 – 10 độ khiến cho bề mặt bê tông bị co lại.

Quá trình này lặp đi lặp lại trong một thời gian dài sẽ khiến cho cấu trúc của bê tông bị thay đổi gây nên “hiện tượng sốc nhiệt của bê tông” và hậu quả là xuất hiện những vết rạn nứt nhỏ với kích thước < 0.5 mm.


Trần bê tông bị nút gãy
Do điều kiện thời tiết thay đổi khiến cấu trúc khối bê tông bị gãy


Thứ 2: Sử dụng chất liệu bê tông không đạt chuẩn


Có nhiều gia đình tiết kiệm chi phí sử dụng thép đan sàn bê tông không đạt yêu cầu, mác bê tông kém chất lượng hoặc mua phải bê tông của các nhà cung cấp kém chất lượng khiến cho trần nhà bê tông bị nứt sau một thời gian sử dụng. Và cứ như thế nước theo các vết nứt này thấm vào trong nhà gây ra rêu mốc rất bẩn và mất thẩm mỹ.

- Vị trí khe nối bê tông (giữa sàn bê tông mới và sàn bê tông cũ) không được xử lý chống thấm.

Ngoài 3 nguyên nhân chính gây thấm trần nhà bê tông nói trên thì còn tồn tại một số nguyên nhân khác như sự chủ quan của nhà thầu xây dựng, xem nhẹ công tác chống thấm, lựa chọn và sử dụng vật liệu - phụ gia chống thấm không phù hợp.

VẬT LIỆU CHỐNG THẤM TRẦN NHÀ BÊ TÔNG


Trần bê tông là loại trần phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Để tiến hành chống thấm loại trần nhà này chúng ta có thể sử dụng rất nhiều cách: màng chống thấm, hay dùng phụ gia chống thấm, … Tùy thuộc vào môi trường, điều kiện kinh tế và tình trạng của vết thấm để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

- Các loại màng chống thấm: hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại màng chống thấm mà bạn có thể tìm mua dễ dàng như: màng khò nóng, màng dán lạnh. Ưu điểm của những loại màng này là khả năng chống thấm rất tốt, độ bền rất cao bạn có thể an tâm sử dụng.

- Phụ gia chống thấm: bạn dùng phu gia chong tham trộn cùng các vật liệu xây dựng sẽ giúp tạo sự bền vững cho kết cấu công trình, giúp nâng cao khả năng chống thấm cho trần nhà bằng bê tông.

- Các vật liệu phun hoặc quét tạo màng: vật liệu này có dạng hóa chất lỏng, bạn có thể phun hoặc quét lên trần bê tông tạo thành lớp màng bảo về trần nhà khỏi các tác động của điều kiện thời tiết làm thấm dột. Cách chống thấm này cũng giúp bạn có thể thi công dễ dàng và cũng khá hiệu quả.

- Hóa chất chống thấm phun hoặc quét thẩm thấu gốc xi măng: cách chống thấm này cũng tương đối dễ thi công. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là hạn chế khi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp làm giảm độ bền và khả năng chống thấm. Thường người ta sẽ áp dụng phương pháp này để chống thấm cho công trình ở tầng hầm, hố thang máy.

CÁCH LÀM CHỐNG THẤM TRẦN NHÀ BÊ TÔNG


Trên thị trường đang có hai phương pháp chống thấm phổ biến và được sử dụng rất nhiều như sau: Chống thấm ngược và chống thấm thuận:

Phương pháp chống thấm ngược: Chống thấm trần nhà sử dụng máy bơm keo PU – Epoxy


Vật liệu cần chuẩn bị:

- Keo PU: Đây là loại keo chuyên dụng khi gặp nước sẽ nở ra và chám khít và bề mặt vết nứt.

- Máy bơm keo PU, kim bơm keo, các phụ kiện đi kèm.

- Phụ gia Latex: dùng để trộn với vữa để sửa chữa bê tông.

- Xi măng tinh

Quy trình chống thấm ngược:

- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần xác định chính xác vị trí bị thấm dột và tiến hành đục bỏ những lồi lõm trên bề mặt để tạo thành mặt bê tông phẳng, ở nhưng chỗ bị nứt thì bạn đục thành rãnh chữ V với độ sâu khoảng 2cm, bạn có thể dùng giấy nhám chà cho bề mặt bê tông cho phẳng để khâu thực hiện chống thấm sẽ hiệu quả hơn.

- Bước 2: Tiến hành dùng máy bơm keo PU và bơm keo vào bề mặt của vết thấm vừa mới được đục ở bước 1.

- Bước 3: Dùng vữa tốt để chát lại vị trí vừa bơm keo PU vào. Trong vữa các bạn lưu ý phải trộn với phụ gia Latex sao cho vừa khéo để đảm bảo vữa là tốt nhất.

- Bước 4: Hòa xi tinh vào nước sạch sau đó quét lên bề mặt của lớp vữa làm ở bước 3. Quá trình này diễn ra hai lần để đảm bảo chất lượng là tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình quét các bạn phải lưu ý quét thật kỹ và đều tay.

- Bước 5: Sơn lại: Sau khi thực hiện hoàn tất bước 4 các bạn tiến hành che lại hoặc tránh để nước dính vào vị trí đó sẽ làm gẫy kết cấu của vữa sẽ khiến cho các vết nứt nhanh chóng xuất hiện. Đợi khô và tiến hành sơn chống thấm bên ngoài bằng loại sơn tốt.

Chống thấm trần nhà bê tông sử dụng máy bơm keo PU – Epoxy
Kỹ thuật chống thấm trần nhà sử dụng máy bơm keo PU – Epoxy

Phương pháp chống thấm thuận:


Vật liệu cần chuẩn bị:

- Màng chống thấm đàn hồi có chứa 2 thành phần chính bao gồm: xi măng + Polymer đàn hồi cao FOSMIX.

- Hóa chất tinh thể thẩm thấu gốc nước Water Seal DPC.

- Lưới sợi thủy tinh chống thấm Fiber Glass

- Phụ gia chống thấm Sika Latex.

Quy trình chống thấm

- Bước 1: Xác định vị trí bị thấm dột. Tiến hành vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ các loại bụi bẩn, đầu mỡ, …. Những vị trí khó vệ sinh có thể sử dụng máy mài để mài bỏ bụi bẩn

- Bước 2: Tiến hành pha chất Water Seal Prime với nước sạch theo tỷ lệ 1:1 sau đó dùng chổi quét lên toàn bộ bề mặt chỗ vết thấm mới được vệ sinh ở bước 1.

- Bước 3: Ta tiến hành trộn thành phần A với thành phần B của FOSMIX vào thùng chứa. Chú ý sử dụng máy khuấy để trộn cho đều 2 thành phần với nhau. Sau đó ta tiến hành thi công quét lớp thứ nhất lớp hoá chất chống thấm FOSMIX lên trên bề mặt bê tông.

- Bước 4: Sau khi lớp vữa thứ nhất của FOSMIX bắt đầu khô se bề mặt (từ 2- 4 giờ) tùy theo nhiệt độ bên ngoài. Ta tiến hành dải lưới Fiber Glass lên trên và tiến hành quét lớp vữa thứ hai lên trên lớp lưới vừa trải.

- Bước 5: Đợi khoảng 1- 2 ngày và tiến hành bơm nước vào bề mặt để xem còn xuất hiện hiện tượng thấm dột nữa hay không. Nếu có xuất hiện phải tiến hành làm lại còn nếu không còn thấm thì tiết hành bước 6.

- Bước 6: Tiến hành pha trộn hỗ hợp bột Sika Latex với nước sạch và xi măng tinh theo tỷ lệ vữa tốt (Có thể tham khảo các bác thợ xây để nắm được tỉ lệ tốt nhất).

- Bước 7: Tiến hành lấy chổi nhúng vào hỗn hợp đã pha trộn ở bước 6 và tiến hành quét đều lên bề mặt của vết rạn nứt.

- Bước 8: Tiến hành sơn lại vị trí trần nhà chỗ bị thấm dột để đảm bảo thẩm mỹ và vệ sinh.



Chống thấm trần nhà bê tông bằng kỹ thuật chống thấm thuận
Hình ảnh nhân viên đang tiến hành dải lưới Fiber Glass lên trên bề mặt trần


Bên cạnh việc chống thấm, thì việc trang trí trần cũng là một điều mà các gia chủ cần phải quan tâm. Thay bằng những kiểu trang trí truyền thống như sử dụng trần nhà, gỗ, thạch cao thì trần xuyên sáng chính là giải pháp tuyệt vời nhất hiện nay. Với công nghệ xuyên sáng hiện đại kết hợp với khả năng tán sáng lên tới 90% của các tấm màng xuyên sáng sẽ tạo ra một giải pháp thiết kế nội thất hoàn hảo.

Quý vị có thể tham khảo 999+ mẫu trần xuyên sáng đang là xu hướng mới trong năm 2018 này.



Công trình trần xuyên sáng do Toàn Phát thiết kế
Hình ảnh công trình trần xuyên sáng do Toàn Phát thiết kế và thi công

Trên đây là toàn bộ kiến thức về cách chống thấm trần nhà bê tông hiện đại, tốt và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hãy cân nhắc và lựa chọn cho gia đình mình một phương pháp phù hợp, chất lượng và tối ưu chi phí nhất nhé.